Quy định cấm phân biệt đối xử ở các quốc gia Phân biệt đối xử

Nhìn chung, các luật cấm phân biệt đối xử được các quốc gia đưa ra trong thế kỷ 20 là kết quả của các phong trào đấu tranh vì bình đẳng và chống phân biệt đối xử. Các luật này có thể được quy định về bình đẳng và cấm phân biệt đối xử với một hoặc một vài nhóm dễ bị phân biệt đối xử như là về cấm phân biệt chủng tộc, bình đẳng giới, luật về khuyết tật, hay có thể được quy định trong một lĩnh vực như là cấm phân biệt đối xử trong bầu cử, trong cung cấp dịch vụ công như y tế, giáo dục, hoặc là áp dụng với khu vực tư nhân. Trong 30 năm trở lại đây, nhiều quốc gia bắt đầu đưa ra một luật chống phân biệt đối xử toàn diện nhằm hướng đến bình đẳng về cơ hội và bình đẳng thực chất.

Xem thêm Luật chống phân biệt đối xử.

Ở Việt Nam, Hiến pháp 2013 quy định tại điều 16: "Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội"[5] Có thể coi đây là một quy định cấm phân biệt đối xử toàn diện. Tuy vậy, về mặt kỹ thuật, điều 16 Hiến pháp chỉ nêu nguyên tắc không phân biệt đối xử trong các lĩnh vực đời sống mà không chỉ ra cụ thể các cơ sở phân biệt đối xử bị cấm. Trong số các cơ sở phân biệt đối xử bị cấm, chỉ có phân biệt đối xử về giới là bị cấm trực tiếp trong Hiến pháp, điều 26 khoản 3.[6]

Nhiều luật ở Việt Nam gần đây được cập nhật quy định về cấm phân biệt đối xử. Bộ luật Lao động 2019 nghiêm cấm "hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp”. Luật Giáo dục 2019 quy định tại Điều 13 "Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập." Luật Khám chữa bệnh 2017 quy định nguyên tắc trong hành nghề khám chữa bệnh là "Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh."[7] Luật Bình đẳng Giới quy định rõ về bình đẳng giới và các biện pháp chống phân biệt đối xử về giới. Luật Người Khuyết tật 2010 cấm các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật.[8]


Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phân biệt đối xử http://www.hreoc.gov.au/legal/index.html http://www.chrc-ccdp.ca/legislation_policies/human... http://www.antiracismandhate.com http://www.finduslaw.com/taxonomy_menu/12/23 http://ssrn.com/abstract=1594425 http://www.departments.bucknell.edu/russian/const/... http://topics.law.cornell.edu/wex/employment_discr... http://eur-lex.europa.eu/en/dossier/dossier_23.htm http://archive.eeoc.gov/stats/litigation.html http://www.eeoc.gov/facts/qanda.html